Home » » Công thức ngâm chân mùa đông

Công thức ngâm chân mùa đông

Written By Đồ gia dụng on Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019 | tháng 12 15, 2019


Mùa thu là thời điểm cảm lạnh và sổ mũi. Chúng ta hoàn toàn có thể tránh khỏi cảm lạnh nhờ phương pháp ngâm chân

Xem thêm:
Bệnh nhân suy giãn tinh mạch có thể ngâm chân được không

Ngâm chân trong nước nóng là phương pháp điều trị gia đình hiệu quả nhất khi bị ho kéo dài, nghẹt mũi. Phương thức hoạt động của cách tắm này rất đơn giản - nước nóng giúp tăng nhiệt độ cơ thể, các mạch máu ở chân nở rộng và “rút” máu khỏi xoang mũi, phế quản và khí quản. Sưng, viêm ở những vùng này sẽ giảm. Và tất cả điều này, chỉ cần thực hiện ở nhà, trong vòng 15 phút mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc đắt tiền nào.
Ngâm chân bằng nước nóng cũng là một biện pháp phòng ngừa đáng tin cậy khi chân bạn bị lạnh hoặc ngấm nước. Nó sẽ giúp nhanh chóng làm ấm và đảm bảo bạn tránh khỏi bị ốm
Xem thêm:
Bồn ngâm chân
Giống như bất kỳ phương pháp trị liệu nào, ngâm chân bằng nước nóng cũng chống chỉ định đối với các trường hợp: mang thai (nước nóng làm tăng nhu động của tử cung, gây nguy cơ gián đoạn thai nghén đối với giai đoạn đầu, sinh non đối với giai đoạn sau; các bệnh về tim mạch (tăng nhịp tim, tạo nên gánh nặng cho tim). Không nên ngâm chân ở nhiệt độ trên 37.5 độ, khi đó nhiệt độ cơ thể tăng mạnh sẽ làm cho sức khỏe xấu đi.
Đối với trẻ em, ngâm chân không nên thực hiện trước năm 3-4 tuổi và nhiệt độ nước cần phải thấp hơn nhiệt độ nước ngâm chân cho người lớn (da của trẻ con nhạy cảm hơn da của người lớn, vì vậy bạn cần tập trung vào cảm giác của em bé, chứ không phải cảm giác của mình).
Xem thêm:
Cách ngâm chân chuẩn- CLICK XEM NGAY
Ngâm chân thế nào cho đúng
Nếu bạn tiến hành phương pháp trị liệu này lần đầu, hãy lấy 1 cái chậu nông, đổ đầy nước nóng (38-39 độ C). Đặt bên cạnh một ấm nước nóng. Sau 2-3 phút, khi bạn đã quen với nước nóng, hãy đỗ thểm một ít nước từ ấm để giữ cho nước ấm. Sau đó, thêm dần dần nước nóng cho đến khi nước đạt 40-41 độ. Tuy nhiên, không nhất thiết phải nóng quá nếu bạn cảm thấy không thoải mái.
Các bác sỹ cho rằng ngâm chân quá đầu gối hiệu quả hơn. Sau khi ngâm chân xong, cần lau khô (có thể bôi kem dưỡng da). Tốt nhất, sau khi ngâm chân, bạn nên lên giường và uống một tách trà nóng. Cốc trà (bồ đề, húng tây) hoặc trà đen thông thường với mật ong và chanh. Có thể thêm một thìa cà phê rượu thảo dược vào trà (điều đó giúp cơ thể ấm lên).
Các công thức pha nước ngâm chân
Hiệu quả chữa bệnh của nước ngâm chân có thể được tăng lên nhờ thêm một số chất sau:
1. Mù tạt
Liều dùng: 1 muỗng canh bột khô trên 1 lít nước.
Mù tạt gây khó chịu ảnh hưởng đến da, làm tăng lưu lượng máu và tăng cường hiệu quả.
Chỉ định: ngâm chân với mù tạt giúp nóng lên nhanh chóng, để điều trị nghẹt mũi và ho khan.
2. Dược liệu
Công thức: ngâm húng quê, húng tây, hoa hồng - 2 muỗng canh rau khô trên mỗi lít nước.
Vừa ngâm chân thảo dược, vừa xông mũi là tốt nhất.
Chỉ định: Người lớn và trẻ con bị ho và nghẹt mũi nên dùng liệu pháp này.
3. Tinh dầu
Công thức: 2-3 giọt tinh dầu thông, bạch đàn hoặc dầu tuyết tùng mỗi lần tắm.
Ngoài ngâm chân, bồn tắm với tinh dầu sẽ giúp hơi nước xâm nhập vòa đường hô hấp, làm giãn phế quản và giúp thông đờm nhớt.
Nguồn:dantri.com.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét